Phụng Minh


Nông dân Trung Quốc kể lại trải nghiệm nghẹt thở của công nghệ nhận diện tại Bắc Kinh

Đó là những gì mà thế giới tự do có thể cảm thấy sốc,
khi bạn đi vệ sinh cũng phải quét gương mặt để được lấy giấy.

.

Vì miếng cơm manh áo, Lý Phúc Quý phải đến Bắc Kinh để làm việc, khi không có đất ở quê. Anh phải kiếm tiền nuôi mẹ già và bản thân. Đây cũng là truyền thống bao đời trong gia đình anh: lên thành phố mưu sinh.

Khi mới lên thủ đô, anh muốn tới nương nhờ vào một người anh tên Kim Tỏa Tử vốn là người cùng làng, làm công việc chuyển phát nhanh ở Bắc Kinh. Nhưng nhân viên bảo an của cộng đồng đã không cho phép anh vào, nói rằng anh cần có “mã số sức khỏe”. Phúc Quý hỏi “mã số sức khỏe là cái gì vậy? Có nó thì nghĩa là không bị mắc dịch bệnh hay sao?” Nhân viên bảo vệ nói: “Mã sức khỏe là bằng chứng cho thấy anh đã ở đây và nó không liên quan gì đến sức khỏe”.

Phúc Quý cho biết: “Nhân viên bảo vệ liếc nhìn chiếc máy điện thoại Nokia trong tay tôi, lấy điện thoại di động của anh ta ra và đưa cho tôi quét nhận diện khuôn mặt để chứng minh rằng tôi là một ‘chất không ô nhiễm’ màu xanh lá cây. Nhưng những bức ảnh không được trao cho tôi này, có phải là đã xâm phạm quyền của tôi rồi không. Tôi lớn lên vốn đã không ưa nhìn, xấu đẹp gì cũng là một gương mặt độc nhất trên thế giới, phải không? Như vậy là đã bị cưỡng đoạt rồi”.

Phúc Quý cho biết, để được đi làm, một bác gái bên ủy ban khu phố cũng yêu cầu anh phải quét và nhận diện khuôn mặt. Gác cổng cũng đều là điện tử, ra vào đều phải quét nhận diện khuôn mặt. “Tôi không hiểu, tôi có khuôn mặt người, vậy tại sao tôi phải chứng minh rằng đó là khuôn mặt người mà không phải là một cái gì khác”, Phúc Quý thắc mắc. Bác gái của ủy ban khu phố nói: “Quét mặt chứng tỏ rằng cậu đã ở đây và không liên quan gì đến người khác”.

Người tiêu dùng tới các siêu thị ở Bắc Kinh cũng cần phải quét mặt và lấy nhiệt độ cơ thể. Phúc Quý nói, “bạn không chỉ phải trả tiền cho mọi thứ, bạn còn phải để lại nhận diện gương mặt của mình”.

“Các nhà hàng ở Bắc Kinh cũng quét mặt. Tôi còn tưởng rằng sẽ không được ăn cơm nếu không có gương mặt đẹp. Khuôn mặt được bố mẹ tặng cho, tại sao lại phải để lại bức ảnh gương mặt của mình sau khi ăn xong? Tôi đã đưa tiền, đó là tiền kiếm được của tôi cơ mà”.

“Các nhà vệ sinh công cộng ở Bắc Kinh cũng nhận diện gương mặt, máy móc đặt trên vách tường, ngay khi bước vào, khuôn mặt của tôi đã bị đóng khung bởi hộp điện tử. Đó là khuôn mặt của tôi. Tại sao bạn lại chụp ảnh mặt tôi mà không có sự đồng ý của tôi? Ở Bắc Kinh đến đi vệ sinh cũng phải lưu lại mặt, điều khó tin nhất là, lấy giấy cũng phải quét mặt, nếu không thì không có mà chùi”.

“Cho đến một ngày, cảnh sát tuần tra ở Công viên Trung Sơn đã sử dụng một hộp điện tử nhỏ trên vai để kiểm tra ID của tôi, và cũng đang bí mật quét mặt tôi. Tôi hỏi, ‘tại sao lại quay video mặt tôi?’. Viên cảnh sát nói, ‘chúng tôi đang xử lý vụ việc và lưu lại một vài bằng chứng. Tôi chưa vi phạm luật, vậy bằng chứng nào ở đây?”, Phúc Quý kể lại.

Anh nói: “Sau đó, cuối cùng tôi cũng hiểu, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi người dân Trung Quốc là ‘ngoài vòng pháp luật’ và giám sát mọi hành động của mọi công dân bình thường. Không có gì ngạc nhiên khi ngày nay trên các đồng nhân dân tệ người ta truyền tay nhau có dòng chữ ‘Trời diệt Trung cộng’, ‘thoát khỏi ĐCSTQ và bảo vệ cuộc sống của bạn’. Hóa ra ĐCSTQ là một tên trộm của đất nước, sợ người dân nổi loạn và coi người dân như động vật để giám sát…”

Vào ban đêm, các màn hình camera đầy đường, Phúc Quý cảm nhận như một trường “giam khống khí hận”. Anh nói mình cũng được sinh ra như những người dân trên thế giới, nhưng lại sống đời sống uất ức ở Trung quốc, “Mặc dù tôi mặc quần áo khi đi trên phố Trường An, tôi luôn cảm thấy như đang khỏa thân vậy”.

.

Chuyển từ bài viết của Li Fugui, trên Minghui
Phụng Minh biên dịch

 

Direct link: http://www.caidinh.com/trangluu1/vanhoaxahoi/xahoi/nongdantrungquockelai.htm


Cái Đình - 2020