Đào Viên


Tìm về Nguồn Cội

Một người Mỹ gốc Việt tìm về nguồn cội:
Ông này tên là Mark F. Erickson
.

Mark Erickson – Đỗ văn Hùng

Tháng Tư năm 1975, khi Hoa Kỳ rút hết về nước, để lại một Miền Nam Việt Nam tan hoang, vô chính phủ, dân chúng hoang mang tìm cách vượt biên ra khỏi nước, bằng bất cứ giá nào. Một số người Hoa Kỳ có từ tâm đã tổ chức một số chuyến bay từ Sài Gòn Việt Nam sang Hoa Kỳ cho trẻ em mồ côi, không cha mẹ, không người thân, gọi là Operation Babylift.

Một em trong số trẻ em mồ côi đó có tên khai sinh là Đỗ văn Hùng, đã được một gia đình người Mỹ tại tiểu bang New York nhận làn con nuôi. Kể từ ngày ấy Đỗ văn Hùng trở thành là Mark F. Erickson, một người Mỹ, đặc Mỹ, mặt mũi Việt Nam nhưng không nói tiếng Việt.

Lớn lên Mark Ericson vào Đại học Harvard, học thêm về Nhiếp Ảnh, với Chris Killip và David Goldblatt. Ham thích chụp ảnh, Mark trở thành một nhiếp ảnh gia thực thụ.

Anh kể lại: “Khi tôi lớn lên, tôi không biết cũng không nghĩ gĩ về Việt Nam, ngoài mấy cuốn sách hay phim ảnh trong những năm 1980. Vào trường Harvard, tôi mới gặp và quen mấy người bạn Mỹ gốc Việt, học Lịch sử Việt Nam với giáo sư Hue-Tam Ho Tai.

Năm 1993, tôi về Việt Nam, với dụng cụ Nhiếp Ảnh – hiệu Pentax, trong tay, lần đầu tiên, nhìn thấy quê hương và đồng bào ruột thịt của mình: những địa danh, những con người giản dị, bình thường mà tôi không có dịp hòa đồng, sinh sống trong đó, với họ.

Trẻ con đánh cầu

25 năm sau, tôi lại trở về chốn cũ. Nhưng không còn thấy những quang cảnh, những con người xưa nữa, vì nền kinh tế trong nước đã tiến bộ hơn trước.”.

Dưới đây là một số ảnh chụp tại Việt Nam của Mark Erickson

Một cuộc phỏng vấn, Hon Hoang nói chuyện với Mark F. Erickson.

1) Anh có thể nào cho tôi biết tại sao anh thích chụp ảnh? Những ảnh anh chụp được có ý nghĩa gì đối với anh?

Học sinh đi học về

Tôi cũng thích nhìn vào những giòng chữ. Tôi đọc rất nhiều sách. Tuy nhiên tôi thích Nghệ Thuật Thứ bẩy – hay Visual Arts – bởi vì có nhiều thứ không thể diễn tả bằng lời nói hay viết thành chữ được. Người xem ảnh chụp sẽ thấy nhiều không gian để cảm nhận, để tưởng tượng ra nhiều thứ hơn. Vì vậy tôi cho rằng Nhiếp Ảnh đi xa hơn Viết Sách và Đọc Sách rất nhiều. Với Nhiếp Ảnh, tôi đã có thể biểu trưng ra được tôi là ai? tôi từ đâu đến? tôi hòa đồng vào thế giới ra sao?

Cạo đầu ngoài phố

2) Lớn lên và sống tại Hoa Kỳ, anh có những ý kiến, cảm xúc gì khi anh là một nhiếp ảnh gia Tây phương?

Trâu uống nước

Thực ra, sống rồi trưởng thành tại Hoa Kỳ tôi không suy nghĩ nhiều về Việt Nam. Tất nhiên tôi bíết rõ tôi từ Việt Nam đến. Tuy nhiên, tôi sống trong một cộng đồng người Mỹ Da Trắng, trong đó chẳng mấy ai nói chuyện hay lưu tâm đến Việt Nam. Khi tôi có chút hiểu biết, tôi xem các phim ành của Hollywood về Việt Nam như “Platoon”, “Full Metal Jacket”, tôi thấy đó là phim hay của Hoa Kỳ. Bởi thế cho nên tôi có một cái nhìn chật hẹp về Việt Nam là một địa điểm nào đó trên thế giới đang có chiến tranh tàn phá.

3) Sau khi học Lịch sử Việt Nam với giáo sư Hue Tam Ho Tai, những ý kiến và quan niệm của anh về Việt Nam có thay đổi không? 

Vào đại học là một kinh nghiệm, về mọi phương diện, không diễn tả ra được. Tôi đã gặp nhiều người thuộc đủ mọi giai tầng khác nhau, trong đó có nhiều sinh viên Việt Nam. Họ đã giới thiệu cho tôi biết về Văn hóa nước Việt. Trên đường học vấn, tôi học với giáo sư Huê Tâm Hồ Tai, khi đó là một vị giáo sư người Việt rất hiếm tại Hoa Kỳ. Chiến tranh Mỹ-Việt lúc đó là một đề tải bắt buộc trong chương trình. Tuy nhiên, vị giáo sư của tôi còn dạy thêm toàn thể Lịch sử Việt Nam, kể cả mối tương quan với Trung Hoa. Tóm lại Đại Học đã mở mắt tôi ra rất nhiều.

Xem chọi gàHuế Thành Nội

4) Năm 1993, sau 18 năm sống và trưởng thành tại Hoa Kỳ, anh có những suy nghĩ gì về quốc gia này khi anh về Sài Gòn?

Khi tôi về Việt Nam, lúc đó sự giao thương liên lạc Việt-Mỹ chưa được chính thức hóa thành ra tôi chỉ về Việt Nam với tư cách là một sinh viên ngoại quốc đến Hà Nội. Tại Sài gòn, tôi lấy xe buýt đi cùng với một số sinh viên ngoại quốc đi thăm thành phố. Tôi nhớ rõ, tôi đứng trước cửa xe buýt đang mở rộng nhìn ra ngoài. Khi đó trời đã về chiều, nắng vàng nhạt, bóng mọi thứ kéo dài trên đường phố, tôi đứng yên, cảm thấy trong lòng một niềm vui dâng lên, một tình cảm chưa từng thấy khi đến thăm mọi chỗ tại xứ này.

5) Anh hy vọng gì sau khi anh gom những hình ảnh anh chụp được vào trong Tập nhiếp ảnh OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived?

Về Việt Nam, với máy chụp hình trong tay, tôi rất khoái được làm một nhiếp ảnh gia chuyên làm tài liệu. Lúc đó tôi chưa hình dung ra cuối cùng mọi thứ sẽ ra thế nào. Làm nhiếp ảnh gia, tôi có quyền nhìn và tiếp cận với mọi người, mà bình thường ra, tôi không làm như vậy được. Tóm lại tôi đã chụp được những gì tôi muốn.

Người thợ sửa giầy dépChơi cờ tướng

Trở về Mỹ, tôi in các phim ảnh ra, tìm ra những tấm ảnh nào đặc biệt, khác thường, sau đó tôi tìm những nhà in mướn để in thành ấn phẩm, mà không được.

Chỉ mãi nhiều năm sau, tôi xem lại những tấm ảnh đó, và nghĩ nên làm gì tiếp theo. Khi đó sự phát triển kinh tế trong nước đã trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, chỉ vài năm gần đây, mọi chuyện mới rõ ràng ra. Tôi xem lại những tấm hình trước mà tôi không nhìn ra. Các con tôi đã lớn hơn trước, tôi có nhiều thì giờ hơn trước, trọng tuổi hơn trước, những suy nghĩ và tình cảm thay đổi khác xưa. Do đó trở lại Việt Nam như là một nhiếp ảnh gia. Tôi thấy tình cảm trong lòng khác trước.

Hồi đó tôi đọc thấy một câu phát biểu của Kuzuo Ishiguro, một người Nhật phải sống bên Anh Cát Lợi, thế là tôi nghĩ ra cái tựa đề cho Tập Ảnh của tôi: OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived? Tôi đã có một đời sống – bên Hoa Kỳ – tôi lại có một đời sống khác tại Việt Nam. Mọi sự đối với tôi đều t́ốt đẹp.

6) Anh là một người Mỹ gốc Việt, sinh ra tại Việt Nam, là tác giả Tập Ảnh chụp OTHER STREETS: Scenes from a Life in Vietnam not Lived?, anh học được những bài học gì trong chuyện này?

Tháp Chàm miền Trung Việt Nam

Tôi học được rất nhiều bài học. Làm chuyện này tôi cảm thấy rất tốt là một người Việt Nam. Là một người con nuôi Mỹ, đôi khi tôi cảm thấy mình không phải là một người Việt Nam chính cống – không có tên Việt, không có gia đình Việt, không biết nói tiếng Việt, không hiểu văn hóa Việt. Tôi rất khoái khi thấy tác giả Nguyễn Thanh Việt trong một cuộc phỏng vấn với Phúc Trần. Anh nói: “Tại sao anh cứ để cho người khác phê bình, phán đoán về tánh cách Việt Nam của chúng ta?” Làm công việc này, tôi thấy gần cận hơn với cộng đồng nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, tôi không cảm thây gần cận hơn với người Việt Nam hay người Á châu, một điều khá ngạc nhiên. Trước khi tập sách ra đời, tôi không muốn dùng cái tên Việt của tôi là Đỗ văn Hùng nhưng bây giờ tên đó chính là tôi. Sau nạn Covid, tôi sẽ trở về Việt Nam lần nữa vì tôi sẽ có thể liên lạc lại với gia đình họ Đỗ Văn và đem theo vợ tôi và các con tôi. Họ chưa bao giờ biết Việt Nam.

Một nữ tu Phật giáo trong chùa nhìn ra ngoài

Tiệm cắt tóc đông người

Làng nghèo có mái tranh lợ̣p rơm rạ

7) Trong những chuyện trong tập sách này, có những kỷ niệm chi anh còn giữ lại không? 

Tôi rất xúc động trước sự lưu tâm của giới nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và những phần thưởng tôi nhận được. Tôi xúc động hơn nữa trước những phản ứng của cộng đồng người Việt. Nhiều người là những bậc cao niên, đã phải vượt biên mất hết của cải. Họ đã khóc ròng khi xem tập sách của tôi. Con cháu họ, vì không có chút kiến thức nào về Việt Nam, đã là cái cầu cho họ hiểu rõ hơn xứ sở của họ, chưa từng biết đến.

8) Hiện nay anh có những chương trình mới nào cho tương lai không? 

Có. Đó là dự án về Thuyền nhân người Việt vượt biên sang Hoa kỳ. Và cuộc sống của họ tại Hoa Kỳ. Tôi có dự án này khi tôi là giảng sư dạy tiếng Anh cho cộng đồng người Việt. Tôi đến với họ là người đầu tiên. Tốt nhất là tôi đem những hình ảnh tôi chụp đem đến cho họ dùng trong khi viết những tiểu luận tương ứng.

Người chèo thuyền trên sông

9) Nếu anh phải làm lại từ đầu công việc này, anh có tự cho mình những lời khuyên nào? 

Trước hết, ngày trước, khi thấy các nhà xuất bản không nhận giúp, tôi cho là hỉnh ảnh tôi chụp rất dở. Bây giờ tôi sẽ tự nhủ là không cần phải lo lắng. Nhiều nhiếp ảnh gia, tự họ là nhà xuất bản tập sách của mình, kể cả viết lời giới thiệu. Bọn nhà xuất bản là những thương gia để kiếm tiền, như vậy không có gì là nghệ thuật trong đó. Ngoài ra khi tài liệu thực sự tốt đẹp thì sẽ có nhiều khán giả đến với nhiếp ảnh gia.

10) Sau cùng anh có lời khuyên nào cho các nhiếp ảnh gia mới vào nghề?

Em bé cưa gỗ

Tôi mạnh mẽ tin là người nhiếp ảnh gia phải chụp thật nhiều ảnh, sau đó cần phải có một người đỡ đầu cho mình. Ông Henri Cartier-Bresson đã nói: “10.000 tấm hình đầu tiên của anh rất xấu phải vứt đi”. Đúng là như thế. Người đỡ đầu rất quan trọng vì sẽ rất khó khi tự mình chỉ trích mình. Khi tôi vào Harvard học nhiếp ảnh với Chris Killip, người Anh Cát Lợi. Anh ta là người đỡ đầu loại Henri Cartier-Bresson của tôi.

.

Đào Viên
(Trích từ blog của tác giả)

***

Tập sách Ảnh Chụp – Photobook – của Mark Erickson đã có mặt tại các phòng Trưng Bày Nghệ Thuật sau:

 

Direct link: http://www.caidinh.com/trangluu1/vanhoaxahoi/xahoi/timvenguoncoi.htm


Cái Đình - 2020